Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
An toàn PCCC - CNCH

Nơi chia sẻ những kinh nghiệm về an toàn PCCC-CNCH

Biện pháp an toàn cho lính cứu hỏa

Bài viết này dành riêng cho các bạn làm chỉ huy chữa cháy (chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hoặc cơ sở) - AN TOÀN CHO LÍNH CỨU HỎA

- Trong các vụ cháy, Lính cứu hỏa luôn là người được trao nhiều kỳ vọng về việc kiểm soát cháy, cứu người. Tuy nhiên để đáp ứng các kỳ vọng đó người lính cứu hỏa cần đảm bảo an toàn cho mình và tự tin để chữa cháy. Mình sẽ viết một loạt bài về chiến thuật kỹ thuật chữa cháy dành cho các bạn đang tham gia vào các đội PCCC tại các khu công nghiệp, các bạn là thành viên của đội chữa cháy cơ sở và dân phòng. Các bạn chữa cháy chuyên nghiệp có thể tham khảo và áp dụng vào quy trình chữa cháy của mình.

Bài đầu tiên này có thể coi như là một mẹo nhỏ, hoặc 1 quy trình chuyên nghiệp nhằm giúp chỉ huy kiểm soát và giữ an toàn cho lính cứu hỏa (điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự quan tâm của bạn với sự an toàn)

- Như chúng ta thường thấy, tại một hiện trường cháy thường có sự hỗn loạn, cấp độ hỗn loạn tăng lên khi quy mô đám cháy tăng lên (theo không gian). Vì vậy việc nhận biết được,số lượng, vị trí, nhiệm vụ của từng nhân viên chữa cháy và phương tiện là rất cần thiết cho người chỉ huy.

Điều này là tối quan trọng vì nguyên tắc duy nhất để giúp người lính cứu hỏa có thể sống sót là chỉ huy phải biết họ đang ở đâu trong đám cháy.

- Biết được điều này sẽ giúp chỉ huy có thể ra lệnh và hướng dẫn họ có thể thoát ra khỏi nguy hiểm khi tình hình xấu đi (tòa nhà xập đổ, lửa lan qua các tầng, phá hủy các cấu kiện ngăn cháy...)

- Thứ hai điều này giúp cho chỉ huy biết ai, bao nhiêu người và họ đang ở đâu khi điểm danh và phát hiện lính cứu hỏa mất tích hoặc bị kẹt lại trong đám cháy, giúp cho sự tập trung các nỗ lực cứu hộ ở vị trí thích hợp. Nếu không tình hình có thể sẽ rất khó giải quyết vì bạn (chỉ huy) ko có thông tin đáng tin cậy. Đó là trách nhiệm của bạn - người chỉ huy chữa cháy, bạn phải biết ai đang ở hiện trường, vị trí và nhiệm vụ của lính cuứ hỏa và tình trạng thể chất của họ.

Vấn đề này rất dễ giải quyết, nhất là đối với các đội chữa cháy thường trực chỉ cần 01 tờ giấy A4 liệt kê tên các thành viên đang trong kip trực (mỗi kíp có thể là 01 xe, một nhóm, một tổ...) cùng với vị trí và nhiệm vụ của họ. Ví dụ như: Trần Nam, Vị trí tầng 1, nhiệm vụ trinh sát...bla bla. Để có hiệu quả danh sách này phải được lập ngay khi kíp trực vào ca (vừa đảm bảo khi có sự cố trên đường) và được cập nhật liên tục trong suốt quá trình chữa cháy. Ví dụ: ...Trần Nam sau khi trinh sát thì tiến hành chữa cháy tại Tầng 2, sau đó quá mệt được thay thế...bla bla. Danh sách này đc sao làm 01 bản giữ tại nơi trực, 01 bản để trên xe, 01 bản nữa tất nhiên phải ở trên tay chỉ huy. Đối với các đám cháy lớn có thành lập Ban chỉ huy thì danh sách này phải có 01 bản ở bàn chỉ huy.

- Đối với các lực lượng không thường trực vấn đền này khó giải quyết hơn một chút (chỉ một chút mà thôi nhé) vì họ đến hiện trường một cách riêng lẻ (ví dụ: những người được huy động thêm, lính chữa cháy tình nguyện - vụ này đã bàn mấy năm nay chắc thời gian tới sẽ có lực lượng này). Cách giải quyết là cấp cho mỗi thành viên này một bản hiệu, thẻ bài, miếng dán có tên...bla bla khi đến hiện trường họ phải nộp cho chỉ huy và chỉ huy sẽ đặt các thẻ này vào sơ đồ chữa cháy để xác định vị trí...thực hiện điều này cần sự kỷ luật của từng lính cứu hỏa tình nguyện.

- Trên tay người chỉ huy phải có sơ đồ chữa cháy...xác định vị trí từng người đang hoạt động. Nó là biểu mẫu được in sẵn có chỗ điền danh sách, nhiệm vụ, sơ đồ tòa nhà, diện tích mỗi khu...Với các đám cháy có quy mô lớn hơn cần có 01 bản từ (như bảng của mấy ông huấn luyện viên đá banh khi phân đội hình nhưng với kích thước lớn hơn) giúp chỉ huy có cái nhìn trực quan hơn về hiện trường, nó là một tham chiếu nhanh cho chỉ huy khi điều hành hoặc hướng dẫn các tiểu đội, các mũi tiến công một cách nhanh chóng.

- Và tất nhiên để nắm rõ diễn biến và tình trạng của lính cứu hỏa thì việc trang bị cho họ thiết bị liên lạc bằng sóng radio là cần thiết (ví dụ: bộ đàm và những thứ tương tự)...thiết bị cảnh báo cá nhân PASS cũng cần được trang bị. (PASS nôm na là cái nút màu đỏ trên cái mặt nạ chữa cháy, nếu ko có mặt nạ thì cần trang bị cái này cho mỗi thành viên khi họ vào đám cháy)
* Hình dưới là một ví dụ về PASS và sơ đồ chữa cháy bằng bảng từ. Hình một lính cứu hỏa bị kiệt sức được đồng đội đưa ra ngoài an toàn.

* Chúc các bạn ứng dụng cách này để góp phần đảm bảo an toàn cho các nhân viên chữa cháy của mình nhé

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post